Khác với quá trình sản xuất áo thun thông thường, gia công 1 bộ gile phản quang sẽ trải qua 7 công đoạn sau:
1. Chọn loại vải để may
Chọn được loại vải phù hợp để may đồ bảo hộ phản quang luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì người lao động sẽ mặc nó cả ngày, do đó cần đảm bảo yếu tố thoải mái, dễ chịu lên hàng đầu. Hầu hết các loại áo phản quang nói chung và áo gile phản quang nói riêng đều được làm từ chất liệu vải kaki liên doanh kết hợp cùng chất liệu vải lưới mát mẻ.Ưu điểm của 2 loại vải này là cực kỳ thoáng, thấm hút mồ hôi nhanh mà khi sử dụng sẽ không bị xổ chỉ hay phai màu theo thời gian. Đồng thời phải có thêm phần dây phản quang được may đạt tiêu chuẩn trong từng đường nét, đảm bảo sự đều đặn và thẳng tắp.
2. Công đoạn trải vải
Bất kỳ sản xuất một chiếc áo phản quang hay áo thun thông thường đều phải có công đoạn này. Người thợ sẽ trải vải thành mặt phẳng, giữ nguyên vị trí và tiến hành cắt. Tương tự như đồng phục thông thường, áo gile phản quang cũng có size, mỗi size như vậy thì xưởng sản xuất sẽ may số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường. Để tiết kiệm công sức cũng như đẩy nhanh tiến độ làm việc, người thợ sẽ chồng nhiều lớp vải lên nhau và cắt. Khâu này sẽ sử dụng máy móc hỗ trợ, nhưng người thợ phải biết canh các mép vải sao cho đều nhau để tránh nhăn nhúm, cắt ra lệch lạc thì sẽ bị bỏ đi. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, người thợ sẽ dùng phấn vẽ tạo hình áo sao cho giống với những mẫu áo gile phản quang mà bạn thường thấy. Ở khâu này sẽ yêu cầu người thợ phải tiết kiệm phần vải tối đa nhằm giảm bớt chi phí phát sinh.
3. Công đoạn cắt vải

Dựa vào những đường vẽ được tạo ra, người thợ sẽ tiến hành đem vải đi cắt dưới một loại máy móc chuyên dụng. Trong quá trình thực hiện, bắt buộc người thợ phải tập trung cao độ để canh phần lưỡi dao của máy cắt đúng theo đường phấn trên vải để tránh xô lệch.
4. In thêu theo yêu cầu
Khi cắt vải thành từng bộ phận riêng lẻ, người thợ sẽ đem đi thêu logo hoặc in hình ảnh, slogan thêu yêu cầu của khách hàng. Công đoạn này sẽ in hàng loạt trên máy nên cực kỳ nhanh chóng. Vẫn có nhiều nơi sử dụng hình thức in decal thông dụng. Ngày nay có nhiều xưởng đã sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt mới nhất nên đảm bảo màu sắc cực kỳ bền, sắc nét và không phai theo thời gian.
5. Tiến hành ráp may để hoàn thiện sản phẩm
Hoàn thành giai đoạn trên thì tiến hành đến công đoạn ráp các miếng vải với nhau tạo thành bộ gile phản quang hoàn chỉnh. Ở bước này sẽ tập chung nhiều thợ hơn để đẩy nhanh tiến trình sản xuất. Từng người thợ sẽ nhanh chóng chọn các lớp vải và ghép thành 1 bộ, rồi may hoàn chỉnh. Cứ liên tục liên tục làm đến khi đạt đủ số lượng mà khách yêu cầu thì thôi. Toàn bộ quy trình làm việc theo đúng trình tự, khép kín và tập trung cao độ để mang lại cho quý khách nhiều sản phẩm phản quang đẹp và chất lượng nhất.
6. Cách làm áo gile phát quang

Trải qua hết các công đoạn trên là đến phần tạo ra đường phát sáng trên áo. Lúc này những người thợ sẽ dùng những sợi vải có cấu tạo một dây dẫn điện và lớp chất lỏng quang điện bên trong, nó có khả năng phát sáng khi dòng điện chạy qua. Đồng thời lớp vải này có thêm phần vỏ bọc bên ngoài trong suốt có gắn dây dẫn điện chạy xung quanh. Khi nguồn điện được kích hoạt thì hiệu điện thế giữa dây dẫn ở lớp vỏ ngoài và dây bên trong lõi sẽ tạo ra dòng điện đi qua chất lỏng quang điện giúp cho sợi vải phát sáng. Khi nguồn điện được kích hoạt, hiệu điện thế giữa dây dẫn lõi và dây dẫn ở lớp vỏ bọc sẽ tạo ra dòng điện chạy qua chất lỏng quang điện làm cho cả sợi vải phát sáng. Những người thợ sẽ may các sợi vải đặc biệt này lên áo để tạo thành bộ gile phản quang mà bạn thường thấy. Và chúng sẽ hiệu nghiệm khi sử dụng vào những lúc trời tối, thời điểm thiếu sáng để người xung quanh có thể nhận biết và tránh xa không gây ra nguy hiểm cho cả hai bên.
7. Công đoạn cuối: kiểm tra, đóng gói thành phẩm
Trước khi giao cho khách hàng hoặc bán ra thị trường thì những bộ gile phản quang sẽ được kiểm tra thật kỹ 1 lần nữa trong mọi chi tiết. Những xưởng có tiếng tăm luôn coi trọng công đoạn này, đòi hỏi nhân viên phải có chuyên môn, nhanh nhạy và cẩn thận. Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp phát hiện ra các lỗi sai và có thể nhanh chóng chỉnh sửa. Người thợ sẽ phân loại thành 2 bên là mặt hàng đạt tiêu chuẩn và mặt hàng cần chỉnh sửa:
- Mặt hàng nào đạt yêu cầu sẽ được đóng gói đẹp mắt và rất kỹ để tránh bị hư hại, bám bẩn trong quá trình vận chuyển.
- Những mặt hàng bị lỗi sẽ được người thợ nhanh chóng sửa lại, với những sản phẩm lỗi quá lớn có khi phải may thay thế lại cái mới hoàn toàn.
Chính vì thế mọi công đoạn cần được làm thật kỹ lưỡng để tránh bị ảnh hưởng về sau. Như những lời chia sẻ trong bài viết này, chúng ta cũng đã thấy được tầm quan trọng trong từng khâu sản xuất bộ gile phản quang không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi sự tập trung, chuyên môn, sự nhanh nhạy để bắt kịp tiến độ trong từng khâu.
